Bối cảnh sự kiện Sự kiện vũng Rô

Vịnh Vũng Rô là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Phú YênKhánh Hoà. Vì nằm ngay sát rìa dãy núi Đèo Cả và có thế nước sâu (tàu có trọng tải lớn di chuyển dễ dàng) nên Vũng Rô được chọn để trở thành một bến tiếp nhận chi viện của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển[5].

Bằng các yếu tố thuận lợi, Lữ đoàn 125 Hải quân Nhân dân Việt Nam vận chuyển thành công 3 chuyến bằng tàu C-41 (có tải trọng 50 tấn) trong vòng hơn 2 tháng:

Lợi dụng giai đoạn xảy ra nhiều giao tranh với Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại vùng Nam Trung Bộ, đồng thời là dịp xuân Ất Tỵ, Lữ đoàn 125 tiếp tục cho vận chuyển chuyến thứ tư ngày 02 tháng 2 năm 1965 bằng tàu C-143 với 63,114 tấn vũ khí rời cảng Bính Động vào bến Lộ Diêu (tỉnh Bình Định)[6]. Tàu có thuyền trưởng là Lê Văn Thêm, chính trị viên là Phan Văn Bảng cùng 18 thủy thủ đoàn. Tuy nhiên tàu thay đổi lộ trình, không đến Lộ Diêu mà cập bến Vũng Rô lúc 23 giờ ngày 15 tháng 2 và được lực lượng tiếp nhận (gồm các đại đội du kích Hòa Hiệp, K.60, K.64 và tiểu đoàn 83) bốc dỡ khí tài đến 03 giờ sáng hôm sau thì neo gặp sự cố bất ngờ khiến tàu không thể rời bến. Khi tờ mờ sáng, thuyền trưởng Lê Văn Thêm cho chặt cây lá để ngụy trang, đồng thời ép sát tàu C-143 vào chân núi tại bãi Chùa và ở lại trong ngày.

Vịnh Vũng Rô thời Chiến tranh Việt Nam

Cùng khoảng thời gian đầu tháng 2 năm 1965, giao tranh giữa Quân Giải phóng miền NamQuân lực Việt Nam Cộng hòa tại trận Dương Liễu - Đèo Nhông thuộc huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định)[7] gây ra nhiều thương vong. Suốt tuần lễ sau đó, máy bay tải thương của Quân đội Mỹ liên tục bay qua khu vực Vũng Rô để chở thương binh vào các bệnh viện Quảng Ngãi, Quy NhơnNha Trang.[3]